Ngắm Shin Min Ah và So Ji Sub thả dáng ở đồi cát Phan Thiết
Sự hỗ trợ của chế độ hỗ trợ đỗ dốc, giúp Subaru Forester dễ dàng khi vượt địa hình ngập nước hay leo, đỗ dốc caoĐộc đáo 'con tàu tự động' trồng rau hữu cơ
Theo thông tin ban đầu, khoảng 8 giờ 3 ngày 15.1, người dân phát hiện cháy tại một căn nhà tại hẻm số 377 đường CMT8, P.12, Q.10 (giáp ranh khu vực khuôn viên của Bộ Tư lệnh TP.HCM).Đám cháy bùng lên, khói đen ngày càng nhiều và có nguy cơ lan rộng. Ngay khi tiếp nhận tin báo, thiếu tướng Vũ Văn Điền, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh TP.HCM ngay lập tức có mặt và trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường. Có hơn 90 cán bộ, chiến sĩ tham gia chữa cháy. Sau 10 phút, đám cháy được dập tắt, đảm bảo an toàn về người và vật chất. Hiện cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
Từ 15.3, PV GAS cung cấp LNG phục vụ sản xuất công nghiệp
Vệ tinh mang tên ONGLAISAT của ArkEdge Space được đồng phát triển với cơ quan vũ trụ TASA của Đài Loan, đã thực hiện các bức ảnh từ độ cao 410 km so với bề mặt Trái đất. Vệ tinh này được trang bị hệ thống quang học lệch trục Korsch do TASA phát triển, cùng với cảm biến hình ảnh CMOS TDI và phần cứng nén hình ảnh. Tất cả đều được thiết kế gọn gàng trong kích thước 6U, tương đương với một máy tính để bàn hoặc vali.ArkEdge Space đã công bố những hình ảnh đen trắng được phóng to, cho thấy các tòa nhà và đường phố với độ chi tiết cao ở khu vực gần Seattle và vùng Patagonia của Argentina. Công ty khẳng định rằng họ đã đạt được "độ phân giải mặt đất cao nhất thế giới" trong hạng mục CubeSat, với độ phân giải từ 2,5 mét đến 3 mét.Nhiệm vụ của ONGLAISAT dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 3 tới trước khi công nghệ quang học của nó được áp dụng cho các nhiệm vụ trong tương lai. CEO Takayoshi Fukuyo của ArkEdge Space cho biết: "Những bức ảnh rõ nét như ảnh chụp trên không, mặc dù được chụp bởi một vệ tinh có kích thước nhỏ như vậy".Mục tiêu chính của sứ mệnh ONGLAISAT là thử nghiệm hệ thống quang học trong điều kiện không gian, xác minh hệ thống kiểm soát độ cao do Đại học Tokyo (Nhật Bản) phát triển, xác nhận công nghệ TDI cùng với quy trình xử lý hình ảnh. Mọi mục tiêu đề ra đều đã đạt được thành công.Được biết, vệ tinh ONGLAISAT được chuyển đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào tháng 11.2024 và được triển khai từ mô-đun thí nghiệm Nhật Bản "Kibo" vào ngày 10.12.2024.
Trưa 18.1, Công an thành phố Thủ Đức phối hợp các đơn vị chức năng phong tỏa, khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ một người đàn ông tử vong trên cầu Phú Hữu, phường Tăng Nhơn Phú B.Thông tin ban đầu, khoảng 9 giờ 45 cùng ngày, người dân đi đường phát hiện một người đàn ông nằm trên cầu Phú Hữu, hướng từ Khu Công nghệ cao TP.HCM đi đường Võ Chí Công.Hiện trường vụ việc nằm trong làn ô tô, nạn nhân có đội mũ bảo hiểm. Đối diện bên kia cầu, lực lượng chức năng phát hiện một xe máy.Ảnh hưởng từ vụ việc khiến giao thông qua Khu Công nghệ cao TP.HCM bị gián đoạn, lực lượng CSGT đang tích cực điều tiết, phân luồng.Nhận tin báo, Công an thành phố Thủ Đức phối hợp các đơn vị chức năng nhanh chóng có mặt khám nghiệm hiện trường, trích xuất camera an ninh để phục vụ công tác điều tra vụ một người đàn ông tử vong trên cầu Phú Hữu.Trước đó, đầu giờ chiều 16.1, trên địa bàn thành phố Thủ Đức cũng xảy ra vụ tai nạn tàu hỏa làm ông L.H.T. (55 tuổi, ở huyện Bình Chánh, TP.HCM) tử vong tại chỗ. Trước khi xảy ra vụ việc, nạn nhân được xác định đi bộ trên đường ray.
Thùy Tiên đụng độ chiếc váy với Jisoo, Baifern, sắc đen được nàng ưa chuộng
23 giờ ngày 26.11.2024, trên công trường xây dựng Trạm biến áp (TBA) 110kV sân bay Long Thành và đường dây đấu nối vẫn vô cùng tấp nập. Không khí hối hả, tập trung "căng như dây đàn" để vào giai đoạn nước rút, sớm hoàn thành các hạng mục cuối cùng, để đóng điện công trình vào ngày hôm sau (27.11). Đây là công trình cấp điện cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) - công trình trọng điểm quốc gia, đảm bảo cung cấp điện ngay khi sân bay đi vào hoạt động - được hoàn thành sớm hơn dự kiến so với kế hoạch ban đầu là hoàn tất vào quý 2/2025.Ông Lê Khắc Hưng - công nhân Xí nghiệp Lưới cao thế Đồng Nai thuộc Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai - chia sẻ, ông cùng các đồng nghiệp được huy động tham gia thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị từ ngày 24.11. Nhận thức được đây là dự án trọng điểm, để đáp ứng tiến độ, toàn bộ lực lượng tham gia nhiệt tình và hăng say bất kể ngày đêm. Đa số là ăn, ngủ tại công trường với tinh thần không quản ngại khó khăn, vất vả để hoàn thành nhiệm vụ được giao.Dự án đường dây 110 kV đấu nối sau Trạm biến áp 220 kV Vĩnh Hảo, tỉnh Bình Thuận được đầu tư để truyền tải nguồn từ các nhà máy điện năng lượng tái tạo trong khu vực; tăng cường nguồn cung cấp điện từ trạm 220kV Vĩnh Hảo cho khu vực tỉnh Bình Thuận, đảm bảo nhu cầu phát triển phụ tải điện và phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương; đáp ứng nhu cầu cấp điện trong khu vực theo tiêu chí N-1. Đại diện Công ty CP phát triển năng lượng Việt - đơn vị thi công dự án, cho biết quá trình triển khai dự án gặp rất nhiều khó khăn: áp lực về tiến độ, vật tư, điều kiện thời tiết… Đáng nói, trong thời điểm chạy nước rút của công trình, địa bàn thi công bị ảnh hưởng lớn của hoàn lưu sau bão Yagi, mưa gió liên tục. Thế nhưng, với quyết tâm "vượt nắng thắng mưa", công ty đã tranh thủ nguồn lực, sự hỗ trợ của chủ đầu tư; tăng cường bổ sung nhân lực, tổ chức lao động hợp lý, tăng ca, tăng kíp, làm việc từ 7 - 23 giờ mỗi ngày để hoàn thành công trình đúng tiến độ, chính thức đóng điện, đưa vào vận hành ngày 31.10.2024.Không chỉ vài ba dự án, hàng chục công trình lưới điện 110kV ở khu vực miền Nam được đóng điện thành công với khối lượng công việc khổng lồ, góp phần đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải ngày càng cao trên địa bàn quản lý. Riêng 3 tháng cuối năm, tính bình quân, khoảng 1,5 ngày hoàn thành 1 công trình điện.Trong thực tế, khu vực miền Nam là nơi có nền địa chất yếu, vào mùa mưa nhiều vị trí trụ điện bị ngập, sình lầy, nhiều khu vực thi công có địa hình chia cắt, nhiều kênh rạch nên công tác thi công, vận chuyển thiết bị vô cùng gian nan, khó khăn. Thậm chí vào mùa nước nổi, nhiều nơi ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngập nước kéo dài, khiến tiến độ triển khai thi công các dự án điện khó gấp bội.Thế nhưng, với quyết tâm cao độ, từ đầu quý 3/2024, song song điều quân ra hỗ trợ dự án đường dây 500 kV mạch 3, EVNSPC tập trung nhân lực để triển khai loạt công trình điện với khối lượng công việc cực kỳ lớn. Lãnh đạo EVNSPC khẳng định, nếu không quyết tâm cao, nỗ lực lớn thì chỉ tiêu về công tác đầu tư xây dựng theo kế hoạch năm khó có thể hoàn thành. Trao đổi với Thanh Niên, Chủ tịch HĐTV EVNSPC Lê Văn Trang cho biết: "Trong quý cuối năm 2024, Ban lãnh đạo EVNSPC từ Chủ tịch, Tổng giám đốc, thành viên Hội đồng thành viên đến các Phó tổng giám đốc đều làm việc không có ngày nghỉ cuối tuần, bất kể ngày đêm. Chúng tôi thường xuyên có mặt trên công trường các dự án được giao phụ trách để đôn đốc tiến độ; đồng hành cùng lực lượng lãnh đạo, CBCNV làm công tác đầu tư xây dựng tại các Ban QLDA, các công ty điện lực, các nhà thầu kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trên công trường. Tinh thần làm việc này đã phát huy hiệu quả và sẽ tiếp tục được phát huy trong thời gian tới".Theo EVNSPC, thành công của Tổng công ty năm qua nhờ vào sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành. Đặc biệt là sự chung sức, đồng lòng của lãnh đạo, các ban chuyên môn, các đơn vị thành viên của EVNSPC, nhà thầu thi công, tư vấn, giám sát; sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ của chính quyền và nhân dân các địa phương thì rất khó có thể thực hiện thành công. Bình Phước là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng điện năng cao. Năm 2024, dự báo mức sản lượng điện năng tiêu thụ toàn tỉnh sẽ đạt 3,655 tỉ kWh, tăng 11,91% so với năm 2023. Với chủ trương "điện đi trước một bước", giai đoạn 2021-2025, EVNSPC đã dành nguồn lực hơn 3.170 tỉ đồng triển khai các công trình lưới điện tại đây. Tuy nhiên, khó nhất trong quá trình triển khai các dự án là quỹ đất, giải phóng mặt bằng… Thế nhưng, năm 2024, với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, đã có 9 công trình điện được đóng thành công.Trong năm 2024, lãnh đạo EVNSPC, các đơn vị thành viên cũng thường xuyên làm việc với lãnh đạo các địa phương trên địa bàn quản lý như Kiên Giang, Bình Phước, Bình Dương, Bến Tre… để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác đầu tư xây dựng. Đặc biệt, EVNSPC và UBND các tỉnh Kiên Giang, Bến Tre đã kí biên bản phối hợp thực hiện các công trình lưới điện 110 kV trọng điểm trên địa bàn, chào mừng Đại hội Đảng các cấp…Ông Nguyễn Phước Đức - Tổng giám đốc EVNSPC - cho biết, một trong những khó khăn khi triển khai các dự án trong năm 2024 là liên quan bàn giao mặt bằng. Lý do, năm qua, luật Đất đai mới ban hành nên các địa phương đang trong giai đoạn xây dựng đơn giá. Khi chưa có đơn giá, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều thách thức. Tuy nhiên, với quyết tâm hoàn thành các dự án, EVNSPC và các đơn vị thành viên đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền và vận động người dân bàn giao mặt bằng trước, khi đơn giá được phê duyệt sẽ nhận tiền sau. Nhờ sự đồng hành đó, các công trình hoàn thành đúng tiến độ.Năm 2024, EVNSPC không chỉ ghi dấu ấn trên các công trình lưới điện khu vực miền Nam mà còn tham gia trải nghiệm đầy cảm xúc tại "chảo lửa" miền Trung trong những ngày các nước sôi sục với đường dây 500 kV mạch 3. Từ tháng 5.2024, hưởng ứng lời hiệu triệu của lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hơn 600 cán bộ, kỹ sư, công nhân có tay nghề cao của EVNSPC đã "lên đường" tiếp sức cho Dự án đường dây 500 kV mạch 3. Đảm nhận thi công các vị trí trên địa bàn 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, những người "lính áo cam" của ngành Điện miền Nam không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của thời tiết mà còn đối diện thách thức lớn bởi đây là lần đầu tiên họ tham gia thi công đường dây siêu cao áp 500kV, trên địa hình đồi núi phức tạp… Dù vậy, với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", làm xuyên ngày nghỉ, những "chiến sỹ áo cam" của EVNSPC đã không quản khó nhọc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, chung sức cùng EVN hoàn thành Đường dây 500 kV mạch 3.